X

Với đề tham khảo mà Bộ Giáo dục mới công bố, nhiều giáo viên sợ khó

Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến gần, kéo theo rất nhiều sự lo lắng cho các bạn học sinh. Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố đề thì tham khảo THPT với nhiều câu hỏi được các bạn học sinh và giáo viên đánh giá là hơi khó, nhất là đối với các môn thuộc khối tự nhiên.

Theo đó, bộ đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố và kế hoạch ôn thi là vấn đề được nhiều giáo viên, nhà quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra tại Sơ kết học kỳ 1 năm học 2017-2018 bậc THPT diễn ra vào ngày 25/1.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo thì lập tức Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận những băn khoăn, lo lắng của giáo viên. Đặc biệt, họ rất quan tâm đối với các câu hỏi vận dụng ở mức độ khó trong đề tham khảo, nhất là ở hai môn Toán và Vật lý. Mức độ khó tăng lên rất nhiều, lượng kiến thức bao phủ trong chương trình của lớp 11, lớp 12 gây nên nhiều ý kiến lo ngại, sợ học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc vượt qua cửa ải của thi cử.

Với đề tham khảo mà Bộ Giáo dục mới công bố, nhiều giáo viên sợ khó

Về đề tham khảo các môn của Bộ, ông Phạm Ngọc Tiến (Phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, đề có tỷ lệ kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20% – 25%; kiến thức dàn trải ở cả học kỳ 1 và học kỳ 2 với mức độ vừa và đơn giản, yêu cầu vận dụng thấp. Học sinh chỉ cần nắm bắt và hiểu biết kiến thức là có điểm ở các câu hỏi này. Thế nên kiến thức ở khối 11, Sở lưu ý các trường tổ chức ôn tập ở mức độ cơ bản, vừa phải, không đi sâu vào các nội dung quá khó, yêu cầu cao.

Với những câu hỏi vận dụng mức độ khó, Sở GD&ĐT cho rằng, mục tiêu ôn tập của các trường là giúp học sinh đủ điểm đậu kỳ thi tốt nghiệp. Việc ôn tập này phải dựa trên mặt bằng trình độ chung của học sinh, tập trung vào các nội dung ôn tập trọng điểm. Các trường phải lựa hình thức ôn tập, luyện tập cho phù hợp, ở mức độ cơ bản vừa phải. Không đi vào các nội dung quá phức tạp và quá khó để có đủ thời gian thực hiện và học sinh không bị mất tinh thần trước kỳ thi. Trên cơ sở ôn tập chung như vậy, học sinh sẽ dự trên mục tiêu, khả năng, nguyện vọng để có kế hoạch ôn tập, đầu tư phù hợp.

Đối với vấn đề về việc thu phí trong thời gian ôn tập, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến các trường, nếu hoạt động ôn tập diễn ra trong thời gian chính khóa của năm học, các trường không được thu thêm bất kỳ khoản phí nào của học sinh.

kỳ thi xét tuyển THPT sắp diễn ra

Trường dạy học 2 buổi/ngày có thể dùng hoạt động buổi thứ hai để tổ chức ôn tập. Riêng các trường dạy học 1 buổi/ngày thì tổ chức ôn tập theo hình thức ngoại khóa, dạy thêm, học thêm trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường có thể kết thúc chương trình dạy học lớp 12 sớm nhất vào khoảng tháng 3 và trễ nhất vào cuối tháng 4/2018, đảm bảo dạy đủ 37 tuần/năm học.

Các trường tổ chức ôn tập sau tuần lễ thứ 37, tức sau khi tiến hành tổng kết năm họ phải phải xây dựng kế hoạch ôn tập, chi phí. Khoản thu này phải thực hiện theo sự thỏa thuận giữa đơn vị tổ chức và người học, không được cào bằng mức thu chung cho tất cả học sinh.

Rate this post
Thế Anh:
Related Post