X

Khó có thể trượt Đại học, Cao đẳng

Năm 2018, Bộ giáo dục và đào tạo đã công bố hình thức thi tuyển sinh kỳ thi THPT quốc gia. Nhận thấy kỳ thi năm nay về cơ bản là giống với năm 2017 nên thí sinh khó có thể trượt Đại học, Cao đẳng.

Hình thức thi năm nay là vẫn gộp kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học, Cao đẳng thành kỳ thi THPT quốc gia và chỉ có môn Ngữ Văn là môn thi tự luận còn các môn khác đổi thành thi trắc nghiệm. Nhưng điểm nổi bật là việc đăng ký và xét tuyển nguyện vọng của thí sinh vào các trường. Nếu như vài năm trước thí sinh phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước khi dự thi Đại học, Cao đẳng nhưng thời điểm hiện tại thì thi xong và đã biết điểm thi thì các thí sinh mới nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường theo số điểm thi mà mình đạt được. Điều này cũng kiến cho thí sinh khó có thể trượt Đại học, Cao đẳng.

Theo như hình thức mà Bộ giáo dục công bố thì thí sinh không bị giới hạn về số lượng ngành thi, trường thi theo thứ tự ưu tiên của thí sinh. Tuy nhiên thí sinh cũng nên cân nhắc kỹ khi không phải cứ nộp trường nào ngành nào cũng được mà sẽ xét tuyển theo thứ tự từ trên xuống. Chính vì vậy, thí sinh trước hết nên lựa chọn các trường thi, ngành thi theo sở thích, nhu cầu và định hướng của bản thân. Thí sinh nên chia thành 3 nhóm cơ bản để nộp vào các trường. Nhóm 1 là nhóm các trường ở top trên mức khả năng của mình, để nếu như có trượt thì cũng không tiếc nuối. Nhóm 2 là nhóm bằng với khả năng của mình, nhóm này thì thí sinh nên lựa chọn kỹ lưỡng trong các trường mà mình mong muốn. Nhóm 3 là nhóm dưới khả năng của mình vì nếu có trượt ở các nhóm trên thì vẫn còn dư bị được các trường top dưới này. Như vậy, với việc phân khúc các nhóm trường, nhóm ngành đăng ký dự xét tuyển thì các thí sinh khó có thể trượt Đại học, Cao đẳng. Đồng thời, khi các thí sinh đã đăng ký theo các nguyện vọng thì không nên đổi nguyện vọng,nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ đầu.

Trong đợt xét tuyển đợt 1 thì gần như các trường đã xét được đủ chỉ tiêu, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng với nhau theo số điểm thi mà không phân biệt thứ tự ưu tiên. Tuy nhiên, trong các đợt xét tuyển tiếp theo, nếu hai thí sinh có số điểm bằng nhau thì sẽ dựa vào thí sinh nào có nguyện vọng ưu tiên cao hơn thì có thể sẽ được chọn vào học. Chính vì vậy thí sinh cần cân nhắc kỹ việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguyện vọng theo sở thích và mong muốn của mình. Nếu đã nắm chắc khả năng đỗ vào trường nào ngành nào thì nên đưa ngay vào vị trí ưu tiên số 1. Việc không giới hạn số lượng ngành, số trường đăng ký nên thí sinh nên phát huy tối đa cơ hội này để đảm bảo được quyền lợi cho mình. Thí sinh nên đăng ký vào ngành mà mình chắc chắn đỗ để đỡ mất cơ hội của bản thân. Nhiều em thí sinh chưa nắm vững được quy chế đổi mới và đã chưa biết cách tận dụng cơ hội này, làm cho việc thừa quá nhiều điểm đối với nguyện vọng thấp hơn gây ra điều đáng tiếc. Khó có thể trượt Đại học, Cao đẳng là điều mà nhiều chuyên gia nhận định là hoàn toàn đúng.

Một điểm mà thí sinh nên lưu ý là thí sinh chỉ được duy nhất một lần đổi nguyện vọng xét tuyển trước khi mà các trường Đại học, Cao đẳng bắt đầu bước vào giai đoạn xét tuyển. Năm 2018, việc đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia được đăng ký cũng với phiếu xét tuyển vào các ngành, các trường Đại học, Cao đẳng. Việc đăng ký nhiều nguyện vọng mở ra nhiều cơ hội cho các thí sinh, mở rộng cơ hội được học Đại học, Cao đẳng và thí sinh khó thể trượt Đại học, Cao đẳng với cách thức tuyển sinh như hiện nay.

Rate this post
Thế Anh:
Related Post