X

Hành vi sức khỏe là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Hành vi sức khỏe là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Hành vi sức khỏe là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây!

Hành vi sức khỏe là gì?

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy 03 loại hành vi sức khỏe:

  • Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Là các hành vi lành mạnh được thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật.
  • Những hành vi không lành mạnh: đó là những hành vi gây hại cho sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người.
  • Những hành vi trung gian: là những hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khỏe hoạc chưa xác nhận rõ. Điển hình như đeo vòng bạc, vòng hạt cho trẻ để tránh gió, tránh bệnh hay ăn nhiều tinh bột trong các bữa ăn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên, sinh học và kinh tế, xã hội… Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe, cụ thể gồm:

Di truyền

Một số chứng bệnh, như bệnh xơ nang và loạn dưỡng cơ, đều là kết quả từ di truyền, mặc dù mỗi cá thể sẽ phản ánh mức độ tương tác giữa di truyền và các yếu tố môi trường.

Di truyền – yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Có ba nhóm chính về các chứng bệnh di truyền/ các chứng rối loạn:

  • Rối loạn 1 gen (monogenic), ví dụ như bệnh rối loạn đông máu di truyền (haemophilia).
  • Dị tật nhiễm sắc thể, ví dụ như hội chứng Down.
  • Các chứng bệnh đa nhân tố, như hen suyễn.

Đọc thêm: Sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự không?

Về mặt y sinh

Các yếu tố nguy cơ y sinh bao gồm:

  • Thừa cân và béo phì
  • Huyết áp cao
  • Hàm lượng cholesterol trong máu cao
  • Suy giảm dung nạp glucose

Ảnh hưởng từ những người quan trọng

Các bạn dễ dàng nghe theo những người bạn coi trọng trong cuộc sống, thường là cha mẹ, ông bà, vợ chồng, lãnh đạo, đồng nghiệp hay bạn thân.

Ví dụ như trong nhóm bạn chơi thân thiết với nhau, nếu có một người hút thuốc lá, các bạn khác có thể sẽ hút thuốc lá theo. Như vậy hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những người sống xung quanh ta.

Nguồn lực sẵn có

Nguồn lực bao gồm những điều kiện thuận lợi, tiện, thời gian, nhân lực, phục vụ, kỹ năng và cơ sở vật chất.

– Thời gian: Thời gian là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người, có những hành vi phải cần có thời gian để thực hành hoặc để thay đổi được.

– Tiền:  Tiền rất cần thiết cho một số hành vi. Có một số người buộc phải thực hiện những công việc nguy hiểm, thiếu những phương tiện bảo hộ vì muốn có tiền.

–  Nhân lực: Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực dễ dàng thì việc tổ chức các lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ dàng thường xuyên.

Yếu tố văn hóa

Những biểu hiện thông thường của hành vi này như niềm tin, các giá trị được xã hội chấp nhận,  sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng… là những yếu tố góp phần hình thành mô hình lối sống.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cơ thể chúng ta cần dung nạp năng lượng hàng ngày từ thức ăn. Do đó, nếu không có kiến thức về thực phẩm, rất dễ rơi vào tình huống: “Ăn thì thừa, không ăn thì thiếu”.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe
  • Trang bị các kiến thức về sức khỏe

– Đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản, tăng trọng, chất phụ gia,…

– Hạn chế bia rượu, chất kích thích và đồ cay nóng.

– Hạn chế các món nướng, chiên, xào.

– Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản.

– Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gaz.

– Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Đường và muối được coi là 2 “chất trắng” có hại cho sức khỏe nếu lạm dụng.

– Trái cây: Nên dùng trước bữa ăn từ 10-20 phút.

– Nên dùng 1 muỗng canh trước bữa ăn 5-10 phút để kích thích hệ tiêu hóa.

– Làm phong phú thực phẩm, thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Không hút thuốc lá.

  • Uống đủ nước mỗi ngày

– Bổ sung nước thường xuyên, uống từ từ và từng ngụm nhỏ.

– Nên uống nước trước và sau bữa ăn từ 30 phút – 1 giờ.

– Một cốc nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho sự tuần hoàn mạch máu; một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho lưu thông máu và hệ tiêu hóa.

  • Vận động khoa học

– Chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe.

– Tập vừa sức. Phải luôn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn với cách vận động của mình.

  • Hạn chế bị stress

– Suy nghĩ tích cực; chấp nhận bản thân mình, không cầu toàn; dành thời gian cho bản thân để thực hiện các sở thích, nghỉ ngơi, giải trí.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

– Với người khỏe mạnh, đặc biệt người trên 50 tuổi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng/lần.

– Với những người có yếu tố nguy cơ bệnh tật, nên kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên hơn, thường là 3 tháng/lần.

– Với người bị bệnh mãn tính, việc thăm khám càng quan trọng và theo chỉ định của bác sĩ.

  • Sử dụng dược phẩm (thuốc bổ, vitamin, nhưng phải rõ nguồn gốc…)

Xem thêm: Tập lời chúc sức khỏe động viên tinh thần hay và ý nghĩa nhất

Trên đây là thông tin giúp giải đáp câu hỏi hành vi sức khỏe là gì mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, giúp các bạn có thể chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Hạnh:
Related Post